Tóm tắt buổi gặp mặt phân tích viên với ACB (AM)
- Investi
- 18 thg 10, 2021
- 2 phút đọc


Hoạt động kinh doanh:
Tăng trưởng dư nợ tín dụng chậm lại, chỉ đạt 7,5% so với thời điểm cuối năm 2020 do tác động lớn trong giai đoạn giãn cách tại khu vực phía Nam (62% danh mục cho vay của ACB đến từ khách hàng cá nhân).
Lợi nhuận trước thuế trong 9T2021 tăng trưởng 40%. Xét riêng quý 3, lợi nhuận trước thuế của ACB đi ngang so với cùng kỳ.
So với cùng kỳ, các chỉ số đánh giá về cơ bản là tốt hơn. Tuy nhiên, nếu xét so với 6 tháng đầu năm 2021, quý 3 ghi nhận việc suy giảm NIM và CIR tăng
Tăng trưởng từ thu ngoài lãi Q3 2021 không còn ấn tượng (biểu đồ dưới)


Nợ tái cơ cấu:
Tại thời điểm cuối quý 3/2021, dư nợ tái cơ cấu (bao gồm cả nợ kéo theo) là 13.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 4% tổng dư nợ), tăng hơn 60% so với thời điểm cuối quý 2/2021.
ACB đã tiến hành trích lập 2.100 tỷ đồng, trích 100% theo thông tư 14, thay vì phân bổ ra 3 năm như quy định. ACB cũng cho biết thêm, với tình hình hiện tại, ước tính khoản nợ tái cơ cấu đến cuối năm, ngân hàng cũng sẽ trích thêm 500 tỷ đồng dự phòng với mục tiêu trích lập toàn bộ theo yêu cầu của TT14 trong năm 2021.
Triển vọng:
Theo số liệu cập nhật tới thời điểm hiện tại, tăng trưởng tín dụng đã khả quan hơn. ACB kỳ vọng sẽ đạt tăng trưởng tín dụng 13,5% vào cuối năm (theo đúng room được cấp bởi NHNN)
Thu từ lãi giảm khoảng 700 tỷ đồng (tương đương với khoảng 7% kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2021) từ việc giảm lãi cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh theo yêu cầu từ NHNN.
Tăng trưởng từ CASA được kỳ vọng là yếu tố giúp giảm CIR.
ความคิดเห็น