PHƯƠNG PHÁP ĐẦU TƯ THEO HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ
- Investi
- 24 thg 4, 2021
- 3 phút đọc
Hỗ trợ/kháng cự (Support/Resistance) là một trong những khái niệm quen thuộc và được sử dụng nhiều nhất đối với các nhà phân tích kỹ thuật.
Để nhập môn trường phái kỹ thuật và có thể thực chiến được ngay, bạn chỉ cần áp dụng mức hỗ trợ và kháng cự 1 cách thành thạo.
Vậy hỗ trợ/kháng cự là gì, hãy để Go Stock giải thích thông qua các nội dung đơn giản dưới đây.
Nội dung chính
Khái niệm về hỗ trợ và kháng cự.
Cách xác định đường hỗ trợ và kháng cự.
Tâm lý thị trường tại điểm hỗ trợ và kháng cự.
Áp dụng Swing trading - phương pháp giao dịch dựa theo đường hỗ trợ và kháng cự.

Khái niệm
Hỗ trợ là mức giá mà các nhà đầu tư cho rằng giá không thể nào giảm hơn nữa nên họ bắt đầu mua vào làm cho lượng cầu tăng. Giá chứng khoán gia tăng trở lại.
Kháng cự là mức giá mà nhà đầu tư cho rằng giá không thể nào tăng được nữa và họ bắt đầu bán ra, khiến cho giá chứng khoán giảm trở lại.
Cách xác định hỗ trợ - kháng cự
Có nhiều cách để xác định hỗ trợ - kháng cự nhưng tất cả chỉ có hai loại chính gồm:
(i) Đường hỗ trợ - kháng cự tạo bởi ít nhất hai điểm của hai đáy - hai đỉnh
Lưu ý, không nhất thiết cần hai đỉnh song song mới vẽ được đường kháng cự, cũng như hai đáy bằng nhau để vẽ được đường hỗ trợ

Kháng cự hình thành hai đỉnh của cổ phiếu, hỗ trợ hình thành ở hai đáy của cổ phiếu
(ii) Đường hỗ trợ - kháng cự dựa theo hình dạng của các chỉ báo kỹ thuật sẵn có
Với cách này bạn có thể tìm các vùng hỗ trợ - kháng cự theo kênh xu hướng, các đường trung bình hoặc các chỉ báo kỹ thuật khác,…
Lưu ý, đường kháng cự và hỗ trợ luôn là những đường mang tính tương đối.
Không phải lúc nào giá cũng phải chạm đúng tại đường kháng cự thì mới giảm giá.
Không phải lúc nào giá phải chạm đúng đường hỗ trợ thì giá mới tăng giá.

Kháng cự và hỗ trợ được hình thành bởi đường EMA 200
Tâm lý thị trường tại điểm hỗ trợ và kháng cự
Phương pháp phân tích kỹ thuật hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản là quá khứ sẽ lặp lại.
Do đó,
Mỗi khi đường kháng cự được hình thành, mọi người sẽ tin rằng khi giá tiếp tục chạm kháng cự thì tương lai giá cổ phiếu có xu hướng giảm.
Mỗi khi đường hỗ trợ được hình thành, mọi người tin rằng nếu giá tiếp tục chạm hỗ trợ thì tương lai giá cổ phiếu có xu hướng tăng trở lại.
Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ,
Đó là khi đường hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ.
Sự phá vỡ mức hỗ trợ hay kháng cự chỉ ra sự thay đổi trong kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như thay đổi trong mức cung cầu. Những điểm hỗ trợ hay kháng cự có thể bị phá vỡ do các nhân tố cơ bản bất ngờ xảy ra ngược với kỳ vọng của thị trường.
Khi hỗ trợ - kháng cự bị phá vỡ thì vai trò của chúng sẽ đổi ngược lại:
Hỗ trợ bị phá vỡ thì sau đó giá sẽ tiến hành kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ cũ và khi đó mức này lại trở thành kháng cự của giá. Ngược lại, khi ngưỡng kháng cự bị phá vỡ và trở thành hỗ trợ mới của giá.

Thay vì là một giá trị chính xác, một khoảng giá đôi khi cũng có thể tạo thành vùng hỗ trợ hay kháng cự.

Áp dụng Swing trading - phương pháp giao dịch dựa theo
hỗ trợ và kháng cự
Swing trading,
Bạn chỉ cần tìm cổ phiếu đang giao dịch tại các vùng hỗ trợ và kháng cự nhất định
Sau đó, mua tại đường hỗ trợ và bán tại đường kháng cự. Cắt lỗ nếu giá giảm quá đường hỗ trợ.
Mỗi cổ phiếu có đặc tính khác nhau, ví dụ trường hợp dưới đây, bạn có thể cắt lỗ nếu giá đóng cửa giảm quá đường hỗ trợ, chứ không cắt lỗ nếu giá trong phiên biến động giảm nhỏ hơn mức hỗ trợ.

Cuối cùng, để đảm bảo phương pháp swing trading hiệu quả, bạn cần đánh giá sức mạn của đường hỗ trợ - kháng cự.
Độ mạnh hay yếu có thể xác định như sau:
- Thời gian bao lâu tại đó, tần suất lặp lại.
- Thời gian tồn tại của hỗ trợ - kháng cự càng lâu, tần suất lặp lại càng nhiều thì mức hỗ trợ - kháng cự đó càng mạnh.
Comments