top of page

Giới thiệu hệ thống giao dịch ICHIMOKU KINKO HYO (Phần 4)

  • Ảnh của tác giả: Investi
    Investi
  • 24 thg 4, 2021
  • 7 phút đọc

Chiến lược giao dịch khi sử dụng hệ thống Ichimoku Kinko Hyo.


7. Kumo Breakout

Kumo Breakout hay giao dịch theo Kumo là một chiến lược giao dịch có thể được sử dụng trên nhiều khung thời gian và đặc biệt thể hiện tính ưu việt trên khung thời gian lớn như ngày, tuần, tháng.

Kumo Breakout là chiến lược giao dịch đơn giản nhất bên trong hệ thống Ichimoku, bởi ta chỉ xét vị trí tương đối giữa nó với đường giá: Tín hiệu Buy khi giá phá vỡ và đóng cửa phía trên Kumo, tín hiệu Sell khi giá phá vỡ và đóng cửa dưới Kumo.

Mở vị thế: Mở giao dịch khi giá đóng cửa trên/dưới kumo, theo hướng breakout. Tuy nhiên, cần đảm rằng vị trí breakout không xuất phát từ một Flat top/bottom Kumo (có khuynh hướng thu hút giá về phía nó).

Ngoài ra, cũng cần phải có sự xác nhận của Chikou Span, các mức hỗ trợ/kháng cự cũng như hướng giao cắt của Senkou Span A và Senkou Span B (nếu có).

Đóng vị thế: Thoát khỏi giao dịch Kumo Breakout là phần dễ dàng nhất trong toàn bộ giao dịch. Nhà đầu tư chỉ chờ điểm dừng của họ được kích hoạt khi giá thoát ra khỏi mặt đối diện của Kumo mà giao dịch đang diễn ra.

Kể từ khi nhà đầu tư đã đều đặn di chuyển mức cắt lỗ của họ lên với Kumo trong toàn bộ vòng đời của giao dịch, điều này đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận của và giảm thiểu rủi ro cho giao dịch.

Stoploss: Trong chiến lược Kumo Breakout, điểm dừng lỗ phải được đặt ở phía đối diện bên ngoài Kumo.

Target: Tương tự như phần đóng giao dịch.

 

Chúng ta xem xét một ví dụ sau:

Trong biểu đồ như hình trên, chúng ta có thể thấy một Bearish Kumo Breakout tại điểm A. Chúng ta cũng thấy rằng Senkou Span A cắt Senkou Span B từ trên xuống, như một sự xác nhận cho xu hướng giảm.

Tuy nhiên, vị trí Breakout lại xuất phát từ một Flat bottom Kumo, và bên dưới có một mức hỗ trợ cung cấp bởi Chikou Span. Cho nên, chúng ta hãy đợi vào lệnh Sell khi giá phá vỡ và đóng cửa dưới mức hỗ trợ này (điểm B).

Về vị trí Stoploss, chúng ta sẽ đặt tại điểm C, cũng là phía trên đỉnh gần nhất. Và như vậy, khi giá tiếp tục giảm được một đoạn, chúng ta sẽ sử dụng kỹ thuật training stop – dời stoploss theo hướng di chuyển của giá.

Sau một khoảng thời gian dài, giá đã tăng lên và phá vỡ Kumo theo hướng ngược lại tại điểm D, và đây cũng là thời điểm để đóng lệnh Sell trước đó.

 

8. Senkou Span Cross (giao cắt giữa 2 đường Senkou)

Senkou Span Cross là một kỹ thuật ít được biết đến trong hệ thống giao dịch Ichimoku, bởi đa số đều chỉ xem nó như một tín hiệu xác nhận cho xu hướng.

Tuy nhiên, dù sao nó cũng là một chiến lược độc đáo mà các nhà đầu tư không thể bỏ qua. Cũng như chiến lược giao dịch dựa trên Kumo breakout, chiến lược dựa trên sự giao cắt giữa 2 đường Senkou sẽ chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi sử dụng trên những khung thời gian cao hơn, như biểu đổ Daily, Weekly,…

Tín hiệu giao cắt 2 đường Senkou được đưa ra khi Senkou Span A cắt qua Senkou Span B của kumo. Nếu Senkou Span A cắt Senkou Span B từ dưới lên, thì đó là tín hiệu tăng. Nếu nó giao nhau từ trên xuống, thì đó là một xu hướng giảm giá.

Tuy nhiên, giống như tất cả các chiến lược giao dịch trong hệ thống Ichimoku Kinko Hyo, tín hiệu giao cắt 2 đường Senkou cần phải được đánh giá dựa trên "bức tranh" Ichimoku lớn hơn trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào.

Nhìn chung, các tín hiệu giao cắt 2 đường Senkou được chia làm 3 dạng tín hiệu: Tín hiệu mạnh, trung bình và yếu.

Tín hiệu mạnh: Khi đường giá nằm ngoài kumo và ở cùng hướng với hướng giao cắt

Tín hiệu trung bình : Khi đường giá nằm trong kumo tại thời điểm giao cắt

Tín hiệu yếu: Khi đường giá nằm ngoài kumo nhưng ở hướng ngược lại với hướng giao cắt

Mở vị thế: Điểm vào cho chiến lược sử dụng sự giao cắt giữa 2 đường Senkou cũng tương đối đơn giản. Đầu tiên các nhà đầu tư sẽ quan sát các biểu đồ ở khung thời gian cao hơn để xác định xu hướng dài hạn, sau đó, họ sẽ mở các biều đồ thấp hơn và chờ đợi cho đến khi có một tín hiệu giao cắt có cùng hướng với xu hướng dài hạn và tiến hành mở giao dịch.

Tuy nhiên, cần xem xét vị trí tương đối giữa đường giá và Kumo, cũng như sự xác nhận của các thành phần khác trong hệ thống để có được kết quả tối ưu nhất.

Đóng vị thế: Đóng giao dịch khi có tín hiệu giao cắt giữa 2 đường Senkou theo hướng ngược lại hoặc xuất hiện các tín hiệu khác bất lợi hay đã đạt mục tiêu.

Stoploss: Điểm dừng lỗ phải được đặt ở phía đối diện bên ngoài Kumo.

Target: Tương tự như đóng vị thế.

 

Chúng ta xem xét một ví dụ cụ thể sau:

Ở biểu đồ như hình trên, chúng ta có thể thấy một tín hiệu giao cắt giảm giá giữa 2 đường Senkou tại điểm A. Tại thời điểm này giá phá vỡ và đóng cửa bên dưới Kumo tại điểm B (bên ngoài và cùng hướng với hướng giao cắt), nên đây sẽ là một tín hiệu giảm mạnh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tại điểm B xuất hiện Flat bottom Kumo (có khuynh hướng thu hút giá về phía nó) và một mức hỗ trợ bên dưới cung cấp bởi Chikou Span tại giá 1.2290. Do vậy, chúng ta sẽ chờ đợi đến khi giá phá vỡ và đóng cửa dưới mức này và đặt một lệnh Sell tại điểm C.

Về điểm dừng lỗ, ta sẽ đặt tại phía đối diện của Kumo cách đường Senkou Span tại điểm D. Một thời gian sau, Senkou Span A và Senkou Span B cắt nhau một lần nữa theo hướng ngược lại tại điểm E, và đây cũng là thới điểm để đóng giao dịch này.

 

9. Giao cắt giữa giá và Chikou Span

Chikou Span thường được dùng như một công cụ để xác nhận xu hướng trong hệ thống Ichimoku. Tuy nhiên, việc sử dụng Chikou Span như một chiến lược độc lập cũng mang lại những kết quả rất khả quan.

Chikou Span cắt đường giá từ dưới lên tín hiệu tăng giá được kích hoạt và ngược lại, Chikou Span cắt giá từ trên xuống thì đó là một tín hiệu giảm giá.

Giống như các thành phần khác trong hệ thống Ichimoku, sự giao cắt giữa Chikou Span với đường giá trong mối quan hệ với Kumo cũng được chia thành 3 cường độ tín hiệu chính:

Tín hiệu mạnh:

  • BUY : Tín hiệu cắt tăng giá và giá hiện hành nằm phía trên Kumo

  • SELL : Tín hiệu cắt giảm giá và giá hiện hành nằm phía dưới Kumo

Tín hiệu trung bình:

  • BUY : Tín hiệu cắt tăng giá và giá hiện hành nằm phía trong Kumo

  • SELL : Tín hiệu cắt giảm giá và giá hiện hành nằm phía trong Kumo

Tín hiệu yếu:

  • BUY : Tín hiệu cắt tăng giá và giá hiện hành nằm phía dưới Kumo

  • SELL : Tín hiệu cắt giảm giá và giá hiện hành nằm phía trên Kumo

Mở vị thế: Sau khi xem xét vị trí tương đối giữa đường giá và Kumo để xác định cường độ của tín hiệu, cũng như quan sát các biểu đồ lớn hơn nhằm tìm kiếm một sự xác nhận của xu hướng, nhà đầu tư sẽ mở giao dịch ngay tại vị trí giao cắt giữa Chikou Span với đường giá.

Đóng vị thế: Hầu hết các nhà đầu tư sẽ đóng giao dịch khi Chikou Span cắt đường giá một lần nữa theo hướng ngược lại, hoặc khi đã đạt mục tiêu.

Stoploss: Chiến lược sử dụng kỹ thuật giao cắt giữa Chikou Span và đường giá không có bất kỳ một quy tắc đặt điểm dừng lỗ nào như một số chiến lược khác. Thay vào đó nhà đầu tư cần xác định các mức cản quan trọng cũng như kỹ năng quản lý vốn để đặt điểm dừng lỗ.

Target: Tương tự như phần đóng vị thế.

 

Chúng ta xem xét một ví dụ cụ thể:


Trong biểu đồ như hình trên, chúng ta có thể thấy một tín hiệu cắt tăng giá tại điểm A.

Tuy đây là một tín hiệu tăng mạnh giá hiện hành nằm trên Kumo), nhưng Chikou Span vẫn còn nằm bên dưới mức kháng cự của chính nó. Thêm vào đó, Tekan Sen và Kijun Sen Flat, nên không cung cấp bất kỳ một tín hiệu xác nhận nào.

Vì vậy, chúng ta hãy đợi. Và sang ngày thứ 5, Chikou Span cắt đường giá một lần nữa tại điểm B1, chúng ta sẽ đợi cây nến của ngày hôm đó kết thúc và vào một lệnh Buy tại điểm B2 vì khi đó đã có tín hiệu xác nhận từ sự giao cắt tăng giá từ Tekan Sen và Kijun Sen.

Dựa vào tình hình thực tế trên biểu đồ, chúng ta sẽ đặt điểm Stoploss bên dưới Kijun Sen và tiến hành dời Stoploss theo hướng di chuyển của giá dọc theo đường Kijun Sen.

Một khoảng thời gian sau, khi giá ở C2, Chikou Span cắt đường giá một lần nữa theo hướng ngược lại tại điểm C1 thì khi đó chúng ta tối ưu hóa lợi nhuận và đóng vị thế. Trên đây là tất cả các chiến lược giao dịch được đúc kết ra từ hệ thống giao dịch Ichimoku Kynko Hyo. Có thể nói hệ thống giao dịch này là một bức tranh tổng thể hoàn chỉnh nhất về biến động giá cổ phiếu. Và cũng không khó để nói đây là một hệ thống giao dịch phức tạp và rất khó làm quen đối với đa số nhà đầu tư.

Nếu được vận dụng đúng cách, biến đổi linh hoạt cũng như tuân thủ các quy tắc giao dịch thì nó rất dễ dàng mang lại thành công cho nhà đầu tư.

Chúc các bạn thành công!

Commentaires


bottom of page