top of page

Giới thiệu hệ thống giao dịch ICHIMOKU KINKO HYO (Phần 3)

  • Ảnh của tác giả: Investi
    Investi
  • 24 thg 4, 2021
  • 5 phút đọc

Chiến lược giao dịch khi sử dụng hệ thống Ichimoku Kinko Hyo.

Ichimoku là một hệ thống biểu đồ tích hợp được tinh chỉnh, với năm thành phần kết hợp một cách ăn ý với nhau để tạo nên một thể thống nhất toàn diện.


Chúng ta phải nhấn mạnh rằng, Ichimoku được hiểu như một “hệ thống” vì nó rất quan trọng để hiểu được các chiến lược giao dịch sẽ đề cập dưới đây. Mọi chiến lược đều phải được gắn với bức tranh Ichimoku tổng thể, có như vậy sức mạnh của hệ thống biểu đồ này mới đươc phát huy.


5. Giao cắt giữa Tenken Sen và Kijun Sen


Chiến thuật sử dụng giao cắt giữa 2 đường Tenkan Sen và Kijun Sen là một trong những chiến lược giao dịch truyền thống nhất trong hệ thống Ichimoku Kinko Hyo.

Tín hiệu này được đưa ra khi đường Tenkan Sen cắt đường Kijun Sen từ dưới lên và đây là một tín hiệu tăng giá. Tương tự như vậy, nếu Tenkan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống thị khi đó sẽ xuất hiện tín hiệu giảm giá.

Giống như tất cả các chiến lược trong hệ thống Ichimoku, sự giao cắt của 2 đường Tenkan và Kijun cũng nên được xem xét trong bối cảnh bức tranh Ichimoku tổng thể. Dựa vào vị trí giao cắt so với mây tương lai Kumo, chúng ta có thể phân chia ra thành 3 dạng cường độ tín hiệu: Mạnh, trung bình và yếu.

Tín hiệu mạnh:

  • BUY: Tekan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên và vị trí giao cắt phía trên Kumo

    • SELL: Tekan Sencắt Kijun Sen từ trên xuống và vị trí giao cắt dưới Kumo

Tín hiệu trung bình:

  • BUY: Tekan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên và vị trí giao cắt phía trong Kumo

    • SELL: Tekan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống và vị trí giao cắt trong Kumo

Tín hiệu yếu:

  • BUY: Tekan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên và vị trí giao cắt phía dưới Kumo

  • SELL: Tekan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống và vị trí giao cắt trên Kumo


Như đã đề cập ở trên, các tín hiệu giao cắt của Tenkan Sen và Kijun Sen cần sự thống nhất của các thành phần còn lại, trong trường hợp này Chikou Span đóng vai trò xác nhận tín hiệu.

  • Nếu sự giao cắt là tăng giá và Chikou Span phía trên đường giá tại thời điểm đó, thì đây là tín hiệu tăng mạnh.

  • Nếu sự giao cắt là giảm giá và Chikou Span phía dưới đường giá tại thời điểm đó, thì đây là tín hiệu giảm mạnh.

  • Nếu vị trí giao cắt nằm đối diện với Chikou Span qua đường giá thì đây là một tín hiệu (tăng/giảm) yếu.


 

Chúng ta xem xét một ví dụ sau:

Ở trong biểu đồ trên, một tín hiệu cắt tăng giá xảy ra tại điểm A (Tenkan Sen cắt lên Kijun Sen). Điểm giao cắt nằm phía trong Kumo, nên cường độ tăng giá là trung bình. Do vậy để an toàn chúng ta sẽ đợi cây nến kết thúc và đóng cửa trên Kumo, sau đó ta đặt lệnh Buy tại điểm B - điểm mở vị thế. Vị trí Stoploss an toàn trong trường hợp này là phía dưới đường Senkou Span B, tại điểm C.

Giá đã tăng liên tục trong một khoảng thời gian, nhưng sau khi giá giảm kèm theo sự giao cắt của Tekan Sen xuống dưới Kijun Sen, tại điểm D, cho thấy một sự đảo chiều của xu hướng. Và đây cũng chính là thời điểm để đóng vị thế.

 

6. Giao cắt giữa giá và Kijun Sen


Giao cắt giữa giá và Kujun Sen là một trong nhưng chiến lược giao dịch mạnh mẽ và đáng tin cậy nhất trong hệ thống Ichimoku Kinko Hyo. Nó có thể được sử dụng hiệu quả gần như trên tất cả các khung thời gian, tuy nhiên trên các khung thời gian nhỏ hơn, độ tin cậy của nó sẽ giảm đi đôi chút.

Tín hiệu giao dịch được đưa ra khi giá xảy ra giao cắt với đường Kijun Sen. Nếu giá cắt lên đường Kijun Sen, thì đó là một tín hiệu tăng giá. Nếu giá cắt xuống đường Kijun Sen, thì đó là một tín hiệu giảm giá. Tất nhiên giống như tất cả các chiến lược giao dịch khác trong Ichimoku, tín hiệu này cũng cần được đánh giá dựa trên bức tranh Ichimoku tổng thể.

Chúng ta cũng phân chia tín hiệu giao dịch này thành 3 dạng cường độ: Mạnh, trung bình và yếu.

Tín hiệu mạnh:

  • BUY: Tín hiệu cắt tăng giá và vị trí giao cắt phía trên Kumo

  • SELL: Tín hiệu cắt giảm giá và vị trí giao cắt dưới Kumo

Tín hiệu trung bình :

  • BUY: Tín hiệu cắt tăng giá và vị trí giao cắt phía trong Kumo

  • SELL: Tín hiệu cắt giảm giá và vị trí giao cắt trong Kumo

Tín hiệu yếu:

  • BUY: Tín hiệu cắt tăng giá và vị trí giao cắt phía dưới Kumo

  • SELL: Tín hiệu cắt giảm giá và vị trí giao cắt trên Kumo


Giống như chiến lược Tekan Sen/Kijun Sen cắt nhau, các tín hiệu giao cắt giữa giá và Kijun Sen cần có sự xác nhận của Chikou Span:

  • Nếu sự giao cắt là tăng giá và Chikou Span phía trên đường giá tại thời điểm đó, thì đây là tín hiệu tăng mạnh.

  • Nếu sự giao cắt là giảm giá và Chikou Span phía dưới đường giá tại thời điểm đó, thì đây là tín hiệu giảm mạnh.

  • Nếu vị trí giao cắt nằm đối diện với Chikou Span qua đường giá thì đây là một tín hiệu (tăng/giảm) yếu.


 

Chúng ta xem xét một ví dụ:

Chúng ta có thể thấy một tín hiệu tăng giá xảy ra tại điểm A. Vị trí giao cắt phía trên Kumo nên đây là một tín hiệu tăng mạnh, tuy nhiên Chikou Span (không hiển thị trên biểu đồ) vẫn nằm dưới đường giá nên chúng ta sẽ chờ đợi đến khi nó vượt lên và mở giao dịch tại điểm B.

Tại thời điểm này, chúng ta có một lợi thế nữa là Tekan Sen cắt Kijun Sen phía trên Kumo tại điểm C, càng củng cố thêm cho xu hướng giá tăng mạnh mẽ.

Về vị trí dừng lỗ, áp dụng lý thuyết trên ta sẽ đặt tại điểm C. Giá tiếp tục tăng một khoảng thời gian sau đó và luôn nằm phía trên Kijun Sen.

Đến khi giá bắt đầu giảm, cắt qua Kijun Sen và chạm Stoploss của chúng ta tại điểm D, chúng ta đóng vị thế tại đây.

Trên đây là phần giới thiệu 2 chiến lược thông dụng nhất và hiệu quả trong hệ thống giao dịch Ichimoku.

Ở phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đưa tới các bạn các chiến lược còn lại và hi vọng sẽ nhận được sự đón chờ từ độc giả.

Comments


bottom of page