Giới thiệu hệ thống giao dịch ICHIMOKU KINKO HYO (Phần 2)
- Investi
- 24 thg 4, 2021
- 5 phút đọc
4. Senkou Span A - Senkou Span B – Đám mây Kumo (tiếp)
Về cơ bản, Kumo là "Trái tim và Linh hồn" của hệ thống biểu đồ Ichimoku Kinko Hyo, cho phép người ta nhận ra ngay lập tức "bức tranh tổng thể" của xu hướng và mối quan hệ của giá với xu hướng đó.
Kumo cũng là một trong những khía cạnh độc đáo nhất của Ichimoku Kinko Hyo vì nó cung cấp một cái nhìn sâu sắc, đa chiều về hỗ trợ và kháng cự thay vì chỉ một mức đơn chiều như được cung cấp bởi các hệ thống biểu đồ khác. Góc nhìn đa chiều này thể hiện tốt hơn cách thức mà thị trường hoạt động, nơi hỗ trợ và kháng không phải là chỉ đơn thuần là một điểm duy nhất trên đồ thị, mà đúng hơn là khu vực mở rộng và thu hẹp tùy theo động lực thị trường.
Đám mây Kumo bản thân nó gồm 2 thành phần cấu tạo nên là Senkou Span A và Senkou Span B. Mỗi một thành phần đều là một thước đo cân bằng và cung cấp cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ về hỗ trợ và kháng cự trong dài hạn. Không gian được tạo ra giữa 2 thành phần này gọi là đám mây Kumo. Về cơ bản đây là không gian không có xu hướng, nơi trạng thái cân bằng của giá có thể làm cho hành động của giá trở nên không thể dự đoán và dễ biến động. Do vậy giao dịch trong Kumo không phải là một hành động được khuyến khích, vì bản chất không có xu hướng của nó tạo ra mức độ không chắc chắn cao.

Như đã đề cập trước đó, một trong những khía cạnh độc đáo nhất của kumo là khả năng cung cấp một cái nhìn đáng tin cậy hơn về hỗ trợ và kháng hơn so với các hệ thống biểu đồ khác. Sức mạnh của Kumo thậm chí còn trở nên rõ ràng hơn khi so sánh với các lý thuyết hỗ trợ và kháng cự truyền thống, như trường hợp trong đồ thị dưới đây:

Một đường xu hướng giảm truyền thống (A) và một đường kháng cự truyền thống tại (B). Giá đã cố gắng phá vỡ và đóng cửa trên cả đường xu hướng giảm và mức kháng cự duy nhất tại điểm (C). Nếu các nhà đầu tư nhìn vào kháng cự/hỗ trợ truyền thống sẽ coi đây là một tín hiệu mạnh mẽ để mua vào thời điểm đó thì chắc chắn sẽ gặp thất bại. Một nhà đầu tư hiểu biết về Ichimoku sẽ khác, người đó chắc chắn sẽ thấy vị trí của giá ngay bên dưới cạnh dưới của Kumo và biết rằng việc giao dịch tại thời điểm đó là cực kỳ rủi ro với sự kháng cự mạnh mẽ của Kumo. Quả thật, giá đã gặp Kumo và giảm khoảng xuống dưới một đoạn, điều này rất có thể đã vi phạm ngưỡng Stoploss của nhà đầu tư sử dụng ngưỡng kháng cự/hỗ trợ truyền thống. Và nếu nhà đầu tư sử dụng phương pháp kháng cự/hỗ trợ truyền thống chắc chắn sẽ tham gia lại khi giá đạt điểm (D). Nhưng nhà đầu tư sử dụng Ichimoku sẽ biết rằng việc giao dịch tại thời điểm này cũng không thực sự hấp dẫn vì kháng cự bởi đường Senkou Span B đang ở rất gần đó và đóng vai trò kháng cự mạnh.
Mối quan hệ giữa 2 thành phần Senkou Span A và Senkou Span B của Kumo chỉ ra rằng: Khi Span A nằm trên Span B tạo ra một Bullish Kumo và khi đó giá có thể tăng. Nếu Span A nằm dưới Span B, Bearish Kumo được tạo ra và giá có thể giảm.

Xét mối quan hệ giữa giá và Kumo, khi giá đang dao động trên Kumo thì nó biểu thị cho một xu hướng tăng. Vì mức giá hiện tại đang cho thấy vị thế cao hơn mức giá trung bình trong lịch sử. Tương tự như vậy, khi dao dộng dưới Kumo, giá biểu diễn một xu hướng giảm. Nhưng khi giá nằm trong Kumo – khoảng không gian không rõ xu hướng, một sự ngưng trệ của giá đang được thể hiện.
Khi nghiên cứu biểu đồ Ichimoku, chúng ta thường thấy đám mây Kumo có sự thay đổi đáng kể về độ dày/mỏng của nó, và đó chính là thước đo cho sự biến động của giá. Một Kumo dày hơn biểu thị cho giá trong lịch sử biến động mạnh, và một Kumo mỏng hơn cho thấy mức độ biến động thấp hơn. Kumo mở rộng tạo khoảng không gian lớn hơn (nghĩa là giá thay đổi hướng đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn), thì đường Senkou A sẽ di chuyển càng nhanh trong khi nhịp Senkou B chậm hơn sẽ tụt hậu đáng kể do nó thể hiện trung bình của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 52 thời kỳ qua. Do đó, Kumo dày hơn được tạo ra khi độ biến động tăng và những cái mỏng hơn được tạo ra khi độ biến động giảm. Từ góc độ giao dịch, Kumo càng dày thì mức hỗ trợ/kháng cự được tạo ra càng mạnh. Kumo càng mỏng thì mức độ tin cậy của ngưỡng hỗ trợ/kháng cự càng yếu, khi đó giá dễ ràng vượt qua Kumo.
Kumo phẳng trên hoặc phẳng dưới (flat top Kumo/flat bottom Kumo) là hiện tượng thường được quan sát ở Kumo. Giống như “hiệu ứng dây thun“ mà một Flat Kijun Sen tạo ra với giá, một Flat Senkou Span B cũng có tính chất tương tự. Tính chất này có được vì Senkou Span B chính là đường trung bình của giá cao nhất và thấp nhất qua 52 thời kỳ - nơi mức giá cân bằng. Giá luôn luôn có khuynh hướng tìm cách quay trở lại trạng thái cân bằng, Flat Senkou Span B đại diện cho một lực hấp dẫn mạnh mẽ, thu hút giá về gần nó hơn. Trong một xu hướng tăng, việc Senkou Span B flat sẽ dẫn đến một flat bottom Kumo. Ngược lại, trong một xu hướng giảm, việc Senkou Span B flat sẽ dẫn đến một flat top Kumo. Điều này sẽ rất có ích cho các nhà đầu tư giúp họ có thể dự đoán được xu thế giá cả sắp tới để có thể xác định điểm vào hợp lý.

Bất kỳ ai muốn sử dụng sức mạnh của Ichimoku Kinko Hyo phải hiểu rằng đây là hệ thống giao dịch theo xu hướng. Và một nhà đầu tư muốn thành công với Ichimoku cũng cần phải nắm vững các nguyên lý cơ bản, kiến thức về giao dịch theo xu hướng. Và điều nhà đầu tư cần thiết phải làm là vạch ra cho mình một chiến lược đầu tư cụ thể phù hợp với mình. Ở kỳ tiếp theo, chúng tôi xin được chia sẻ chi tiết về các chiến lược giao dịch khi sử dụng hệ thống Ichimoku.
Comments