top of page

Cập nhật KQKD quý 3/2024 các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư dài hạn

  • Ảnh của tác giả: Investi
    Investi
  • 3 thg 11, 2024
  • 5 phút đọc

Cập nhật danh mục đầu tư dài hạn 04/11/2024

Chúng tôi có chuyển đổi từ CLH sang HPG với lý do CLH kém hấp dẫn hơn so với HPG vì


-  CLH mặc dù nội tại doanh nghiệp tốt, nhưng có dấu hiệu giấu lợi nhuận; mặc dù dòng tiền lớn nhưng không gia tăng tỷ lệ cổ tức khiến cho khoản đầu tư trở nên kém hiệu quả.

-  HPG mặc dù là doanh nghiệp mang nặng tính chu kỳ, tuy nhiên theo dự đoán của chúng tôi thì giai đoạn khó khăn của ngành đã qua, về tiềm năng upside là rất lớn nếu doanh nghiệp trở lại được vào đúng giai đoạn tăng trưởng của ngành.


1. CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP)


Quý 3 hoặc quý 4 thường là tháng thấp điểm lợi nhuận của QTP, do đây thường là lịch bảo dưỡng, sửa chữa lớn nhà máy định kỳ. Tuy nhiên, xét quý 3 năm nay thì doanh thu và lợi nhuận của QTP tăng trưởng so với cùng kỳ hằng năm với nguyên nhân chủ yếu là do giá vốn hàng bán giảm mạnh là do giá nguyên vật liệu đầu vào đã giảm mạnh được 7% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên tác nhân chủ yếu là do tiết kiệm được các loại chi phí khác, chứ yếu tố chi phí nguyên vật liệu mới giảm được 2%.



Tổng kết: QTP vẫn vậy, ổn định, dòng tiền đều đảm bảo khả năng trả cổ tức theo mình ước tính tối thiểu 15%/năm. Hy vọng trong thời gian tới, khi giá NVL giảm mạnh hơn thì QTP có thể tiết kiệm nhiều chi phí và thu về nhiều lợi nhuận hơn. Ngoài ra có yếu tố kỳ vọng sau ít tác động nhưng có thể cân nhắc:


a) Khoản phải thu (chiếm dụng vốn) từ EVN có thể xác suất được thu hồi sớm hơn, giúp công ty có nguồn tiền dồi dào. với giá điện tăng mạnh, EVN có thể có tài chính ổn định hơn và hy vọng sẽ giảm được thời gian chiếm dụng vốn với các DN điện

b) Khấu hao của QTP sắp hết trong 2-3 năm nữa, với các DN nhiệt điện khi vào cuối của khấu hao thường trích ít đi để gia tăng lợi nhuận (không phải tăng dòng tiền) -> về cơ bản nhìn con số lợi nhuận sẽ đẹp hơn


Các yếu tố nội tại quan trọng dưới đây vẫn được giữ nguyên:

- Hoạt động kinh doanh hiệu quả

- Dòng tiền kinh doanh ổn định

- Cổ tức đều


2. Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIG)


Link báo cáo:


Quý 3 năm nay, doanh thu của MIG tăng 13% so với cùng kỳ, tuy nhiên do ảnh hưởng bởi bão yagi khiến cho chi phí bồi thường tăng làm lợi nhuận sụt giảm. Theo ý kiến cá nhân của mình thì khả năng chi phí bồi thường bão yagi có thể ảnh hưởng cả kết quả kinh doanh quý 4 tới.


Trong vòng 4 năm nay, ngành bảo hiểm VN bị hạn chế khả năng tăng trưởng do các yếu tố có thể coi là phải vài chục năm mới có 1 lần, từ covid đến bão. Đợt covid để khắc phục hậu quả mất hơn 1 năm, bão yagi thì mình nghĩ chắc mất tầm 2 quý. Hy vọng thời những năm tới ngành có thể quay trở lại quỹ đạo để DN có thể tăng trưởng trở lại về lợi nhuận.


Tổng kết: Với ảnh hưởng xấu của vĩ mô khiến bản thân ngành bảo hiểm và MIG nói riêng có thể gặp khó khăn tiếp trong quý 4.2024 do chi phí đền bù do bão có thể tiếp tục ghi nhận trong quý 4.2024. Chúng tôi kỳ vọng năm 2025 ngành bảo hiểm sẽ quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng của nó.


3. Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MBB):



Mình xin cập nhật vài điểm trong báo cáo lần này xét theo bộ tiêu chí sau.

Với quý 3 thì về cơ bản mọi thứ là tốt vẫn ổn định, dưới đây là bộ chỉ số đánh giá ngân hàng ở quý 3.2024 (màu xanh là tốt, vàng là chấp nhận được, đỏ là cần theo dõi liên tục).

Quý 3.2024 ghi nhận cải thiện ở:


- việc giảm chứng khoán đầu tư vào các DN chỉ còn 31% tổng vốn.


Tuy nhiên có hai yếu tố đang cần theo dõi:


- tốc độ tăng trưởng nợ xấu đợt này lên nhanh + tỷ lệ bao phủ nợ xấu đợt này dưới 100% -> cần cải thiện ở các quý sau, nếu kéo dài tình trạng này 2-3 quý kể từ giờ thì có thể tính an toàn ở mbb sẽ giảm thiểu.


Tổng kết: MBB các yếu tố nội tại vẫn ổn định, chỉ có một vài lưu ý trên, hy vọng tương lai tiếp tục là cổ phiếu đem lại tăng trưởng lớn cho danh mục.


4. CTCP Tập đoàn Hòa Phát:



Trong Q3/2024, DTT và LNST của HPG tăng trưởng lần lượt 19% và 51% so với cùng kỳ. Mảng thép tiếp tục đóng góp chính với DTT đạt 31.355 tỷ VNĐ (+17% YoY) và LNST đạt 2.574 tỷ VNĐ (+42% YoY). Hai mảng nông nghiệp và kinh doanh bất động sản ghi nhận tăng trưởng lần lượt 79% và 394% so với cùng kỳ Q3/2023.

Về sản lượng bán hàng theo mặt hàng của HPG trong Q3/2024, thép xây dựng và HRC bán đạt 1,84 triệu tấn (+9% YoY) trong đó chủ yếu tăng trưởng đến từ thép xây dựng trong khi bán hàng HRC chỉ đi ngang so với cùng kỳ. Ống thép và tôn mạ bán ra trong quý lần lượt đạt 185 nghìn tấn (+13% YoY) và 123 nghìn tấn (+89% YoY).


Biên lợi nhuận gộp Q3/2024 cải thiện 1,3 đpt và đạt 13,9% nhờ: (1) giá bán các sản phẩm thép xây dựng và HRC trung bình Q3/2024 vẫn nhỉnh hơn 1,7% và 4,4% so với mức tại Q3/2023 dù diễn biến giá cả năm 2024 đến nay vẫn đang là giảm và (2) giá nguyên vật liệu giảm giúp giảm giá thành sản xuất thép của HPG. Biên lợi nhuận gộp cải thiện cùng với chi phí lãi vay giảm (nhờ mặt bằng lãi suất thấp hơn cùng kỳ) giúp HPG có tăng trưởng 51% về lợi nhuận sau thuế trong Q3/2024.


Về tiến độ của dự án Dung Quất 2, tại ngày 30/09/2024 thì giá trị XDCBDD của dự án này đã đạt 52,5 nghìn tỷ đồng, chủ yếu phản ánh giá trị nghiệm thu lũy kế của dự án. Hiện Q2 và Q3/2024 là thời điểm HPG đã triển khai lắp đặt xong máy móc thiết bị của phân kỳ 1 và một nửa của phân kỳ 2. Lò cao đầu tiên cùng với các dây chuyền đúc và cán thép sẽ triển khai hoạt động trong tháng 12/2024.


Tổng kết: Với diễn biến ngành hiện tại, có thể nói giai đoạn khó khăn nhất của ngành đã qua, vậy nên với kỳ vọng 2-3 năm nữa HPG có thể bước vào chu kỳ tăng trưởng trở lại của ngành thì chúng ta đã lựa chọn chuyển đổi từ nắm giữ CLH sang nắm giữ HPG.


Kommentare


bottom of page