Cập nhật kết quả kinh doanh năm 2022 của QTP, CLH, MIG, MBB.
- Phạm Thành
- 27 thg 1, 2023
- 5 phút đọc
Đã cập nhật: 3 thg 2, 2023
1. Cập nhật KQKD năm 2022 của QTP
Link báo cáo KQKD quý 4.2022:
Link: http://www.quangninhtpc.com.vn/d6/news/Bao-cao-tai-chinh-quy-IV-nam-2022-5-216-1527

Quý 4.2022 doanh thu QTP đạt 2.262 tỷ giảm 3% so với Q4.2021, lợi nhuận sau thuế Q4.2022 là 25 tỷ, giảm 86% so với Q4.2021. Lý do gồm:

- sản lượng điện quý 4 giảm mặc dù giá bán điện tăng
- chi phí giá vốn tăng do giá than đầu vào tăng mạnh.
Như mình đã từng chia sẻ thì EVN gần như bao tiêu đầu ra và đầu vào, thế nên việc chi phí tăng thì QTP cũng sẽ được tăng giá bán, cái chính quan trọng nhất là sản lượng được mua là bao nhiêu mà thôi.
Tổng kết KQKD cả năm 2022 thì doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng trưởng lần lượt là 22% và 33% so với năm 2021, vẫn đúng như kỳ vọng. Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận sau thuế cả năm vẫn ở mức ổn định như trung bình hằng năm thế nên việc 1 quý sụt giảm không phải là vấn đề đáng lo ngại. Vậy trong năm tới QTP còn điều gì để chờ mong:

- Nợ vay dài hạn đã giảm từ 1.404 tỷ đồng (năm 2021) xuống còn 316 tỷ đồng (năm 2022) và dự kiến sẽ giảm về gần bằng 0 trong năm 2023. Nợ vay về bằng 0 thì áp lực chi trả lãi vay sẽ dần nhẹ nhàng.
- Sang năm nhiệt điện có thể được huy động nhiều hơn khi pha La-nina đang dần tiến tới trung tính và dự báo El-nino sẽ dần gia tăng.

Kết luận: QTP vẫn sẽ là cổ phiếu nắm giữ dài hạn trong danh mục của Investi với mục tiêu đầu tư hưởng cổ tức (cash-cow) khi các biến số của doanh nghiệp vẫn không có gì thay đổi quá đột biến, đây vốn là 1 doanh nghiệp ổn định và tất nhiên sẽ có sự biến thiên về mặt lợi nhuận và doanh thu, nhưng xét về dài hạn thì nó vẫn có sự ổn định nhất định.

2. Cập nhật KQKD của CLH
Link báo cáo: http://ximanglahien.com.vn/images/companies/ximanglahien/Images/N%C4%83m%202023/baocaotaichinh_quy4_2022_W.pdf

Quý 4.2022 ghi nhận doanh thu thuần giảm 1% so với Q4.2021, biên lợi nhuận gộp cũng sụt giảm 23% so với cùng kỳ. Nguyên nhân:
- Sản lượng bán hàng giảm 16.5% so với cùng kỳ năm 2021 do nhu cầu xây dựng tại địa phương sụt giảm.
- Giá vốn tăng nhẹ, chủ yếu đến từ chi phí nhiên liệu tăng so với cùng kỳ.

Giải trình của doanh nghiệp được công bố như sau:

Đánh giá chung cả năm 2022 thì CLH vẫn có doanh thu tăng trưởng 11% so với 2021. Lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ 3% so với 2021.
Với các yếu tố trên, các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp vẫn không có gì thay đổi, kể cả việc lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng chậm đi. Với kịch bản định giá ban đầu của chúng tôi là thận trọng với kịch bản CLH ổn định, không tăng trưởng thì CLH vẫn đang ở dưới mức giá trị thật là 47.600đ/cp.
3. Cập nhật KQKD của MIG
Link báo cáo: https://www.mic.vn/Uploads/Tai-lieu/Cong%20bo%20thong%20tin/2022/BCTC%20Qu%C3%AD%20IV.2022.pdf

Quý 4.2022 ghi nhận doanh thu thuần đạt tăng 53% so với cùng kỳ 2021. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 24 tỷ, giảm 68% so với cùng kỳ.
Tình trạng này cũng giống với tình trạng KQKD cả năm 2022 của MIG. Doanh thu 2022 ghi nhận tăng trưởng 42% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận giảm 29%. Đây là năm đầu tiên kể từ 2017 mà lợi nhuận của MIG sụt giảm so với cùng kỳ.

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận mặc dù doanh thu tăng là vì:
- Lợi nhuận tài chính giảm mạnh do lãi tiền gửi của doanh nghiệp giảm mạnh (sẽ update thêm về vấn đề này sau)
- Chi phí doanh nghiệp tăng mạnh, cụ thể các khoản như hình dưới đây (các khoản như chi phí nhân viên tăng 40 triệu, chi phí bằng tiền khác tăng 33 triệu)

Dưới đây là giải trình của doanh nghiệp:

Các điểm nhấn khác cần chú ý trong năm 2022 của MIG:
- Mặt tích cực: Mảng doanh thu bảo hiểm con người tăng trưởng vượt bậc, tỷ trọng bảo hiểm con người đã vượt so với tỷ trọng bảo hiểm xe cơ giới. Đây là mảng có biên lợi nhuận gộp cao lên tới 91% cho DN.

- Mặt tiêu cực:
Tỷ lệ chi phí kết hợp: chỉ số này có thể hiểu đơn giản là tổng chi phí/doanh thu thuần. Tỷ số này của MIG tăng nhẹ, vẫn chưa giảm thiểu được chi phí. Một điều mà chúng tôi khi lựa chọn MIG là đang kỳ vọng vào việc doanh nghiệp có thể cải thiện được chi phí.
Tỷ lệ bồi thường gốc (đã bao gồm thêm các chi phí dự phòng cho các khoản bồi thường bảo hiểm): tỷ số này gia tăng nhẹ cũng đóng góp làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Năm nay tổng chi phí bồi thường tăng mạnh lên tới 992 tỷ đồng (gấp 34% so với năm 2021), một phần là do tăng 82 tỷ từ khoản chi phí dự phòng.


Nhìn chung, tình hình MIG vẫn chưa có gì quá xấu, vẫn trong kịch bản mà chúng tôi giả định, tuy nhiên vẫn còn những vấn đề chúng ta cần lưu ý. Với MIG sẽ có hai vấn đề chúng tôi sẽ trao đổi doanh nghiệp và đưa ra giải đáp sau cho quý vị nhà đầu tư:
Vì sao lãi suất tăng mà lãi tiền gửi thậm chí còn thấp hơn so với năm 2021.
Chi phí bồi thường vì sao vẫn tăng cao, có cách nào để cải thiện hay không.
4. Cập nhật KQKD của MBB
Link: https://www.mbbank.com.vn/resources/files/NhaDauTu/Bao-cao-tai-chinh/2022/Quy-IV/mbb.cbtt---bctc-hop-nhat-quy-iv-nam-2022-signed.pdf

Quý 4.2022 ghi nhận doanh thu của MBB tăng trưởng 16% so với cùng kỳ năm Q4.2021 nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 3% so với cùng kỳ. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2018, MBB ghi nhận một quý có lợi nhuận giảm tăng trưởng.


Xét về lợi nhuận cả năm MBB vẫn đạt mốc tăng trưởng là 37%. Về quy mô thì tổng tài sản của MBB đang là ngân hàng lớn nhất của khối ngân hàng tư nhân, chỉ đứng sau khối ngân hàng nhà nước gồm BIDV, VCB và CTG.

Các thông số về NIM, nợ xấu, trích lập nợ xấu vẫn ở mức khả quan nên chúng tôi cũng không cập nhật thêm. Tuy nhiên, sang năm 2023 thì như chúng tôi hay chia sẻ thì tốc độ tăng trưởng của MBB sẽ khó được duy trì như giai đoạn 2022 trở về trước. Vấn đề này đã được chúng tôi tính toán cẩn trọng trong phần định giá, với giả định của xấu hơn bây giờ rất nhiều. Do đó, chúng tôi rất tự tin và tin tưởng vào khoản đầu tư tại MBB.
Comments